Cơn giận của trẻ rất khó để trấn an. Một vài đứa trẻ dường như chất chứa trong cơ thể nhỏ bé sự tức giận vô bờ vậy. Chúng dễ nổi cáu, la hét, khóc lòng, ăn vạ. Nếu bạn là bậc cha mẹ đang vất vả trấn an đứa con hay nổi cáu của mình, bạn cần phải dạy cho con những kỹ năng lành mạnh để kiềm chế cảm xúc. Hãy đọc và khám phá 7 phương pháp hữu ích dưới đây nhằm giúp con mình kiềm chế cơn giận nhé.
1. Dạy trẻ nhận biết cảm xúc Trẻ con thường nổi cáu khi không thể diễn tả cảm xúc của mình. Một đứa trẻ không thể nói mình đang nổi nóng sẽ la hét để bạn thấy nó đang giận. Hay một đứa trẻ không biết mình đang buồn có thể sẽ gây chuyện để cha mẹ chú ý. Hãy bắt đầu dạy con những cảm xúc cơ bản như vui buồn giận sợ. Hãy nói: “Con đang giận à?” để con bạn biết mình đang cảm thấy thế nào. Dần dần, chúng sẽ học được cách ghi nhận cảm xúc. Khi con bạn hiểu hơn về cảm xúc bản thân và biết cách miêu tả chúng rồi, hãy dạy con những từ phức tạp hơn như bực bội, thất vọng, lo lắng và cô đơn.
2. Lập kế hoạch giúp con bình tĩnh lại Hãy dạy con bạn phải làm gì khi bắt đầu cảm thấy giận dữ. Hãy dạy con cách kiềm chế cơn giận.. Khuyến khích con cái tự ‘giải lao’ khi bực bội, nói với con là con có thể vào phòng mình để bình tĩnh lại khi bắt đầu thấy bực. Khuyến khích con tô màu, đọc sách, hoặc làm các hoạt động khác để bình tĩnh lại. Các bậc phụ huynh có thể tạo một “bộ đồ nghề giữ bình tĩnh”, bao gồm những quyển sách tô màu và màu vẽ, một quyển sách hài hước, những miếng dán xinh xắn, một món đồ chơi quen thuộc hay một lọ nước hoa dịu nhẹ. Và khi bé giận dữ, bạn có thể nói: “Đi lấy bộ đồ nghề giữ bình tĩnh của con nào”, khuyến khích trẻ con tự kiềm chế bản thân mình.
3. Dạy con một số kĩ năng kiềm chế cơn giận Một trong những cách tốt nhất để giải tỏa bực bội trong trẻ là dạy con những kĩ năng cụ thể. Ví dụ như hít thở sâu có thể trấn an tâm trí và cơ thể trẻ khi bé buồn bực. Đi dạo, đếm tới 10 hoặc lặp lại những cụm từ hữu ích cũng có tác dụng. Hãy dạy con một số kĩ năng khác như kĩ năng kiềm chế cảm xúc và tự kiểm điểm. Trẻ con dễ cáu giận cần được chỉ bảo tận tình những kĩ năng đó để giải tỏa buồn bực.
4. Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận Thi thoảng những đứa trẻ sẽ làm ầm lên để bố mẹ chiều theo chúng. Nếu một đứa trẻ khóc quấy rồi được nhận một món đồ chơi để giữ im lặng, bé sẽ biết mình quấy phá vậy là có tác dụng. Đừng quá nhân nhượng trước con mình. Sự nhân nhượng của bạn sẽ trấn an được bé trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài, vấn đề sẽ trở nên tệ hơn và trẻ cũng dai dẳng hơn.
5. Phạt con khi cần thiết Dạy dỗ thường xuyên để con bạn hiểu rằng chúng không được quá quấy phá hay hỗn hào. Nếu con bạn phá luật, bạn nên phạt chúng. Phạt úp mặt vào tường hoặc tước đi đặc quyền là hai phương pháp phạt con hiệu quả. Nếu con bạn tức giận đập vỡ thứ gì, hãy bảo con làm sửa nó hoặc làm việc nhà để kiếm tiền sửa đồ. Đừng trao lại đặc quyền cho con nếu con chưa khắc phục hậu quả.
6. Tránh xa truyền thông mang tính bạo lực Nếu con bạn đã có những hành vi gây hấn, dễ bực dọc, đừng cho con xem TV hay chơi trò chơi có yếu tố bảo lực. Đừng cho con chứng kiến bạo lực mà hãy cho con đọc sách, chơi trò chơi và xem chương trình có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn lành mạnh. ”
“