4 quy tắc an toàn trẻ em 4 tuổi nên biết

Nuôi dạy trẻ, chăm sóc trẻ là công việc đòi hỏi vừa yếu tố tình cảm, vừa yếu tố kỹ năng của cha mẹ. Không phải tất cả các quy tắc đều có thể áp dụng nhưng có những quy tắc chung mà trẻ nên biết để đảm bảo an toàn trong những tình huống đặc biệt. Trẻ 4 tuổi đã có đủ năng lực trí tuệ để hiểu và làm theo một số quy tắc sau để giúp chúng an toàn trong một số trường hợp.

1. Không phải tất cả những người xa lạ đều nguy hiểm

Chúng ta đều biết quy tắc nổi tiếng những "người lạ nguy hiểm", nhưng đôi khi không phải như vậy. Trong những trường hợp bị lạc, nếu trẻ sợ hãi những người lạ, chúng sẽ không dám hỏi ai. Vì thế, nếu con bạn bị lạc, bạn hãy dạy chúng biết rằng không phải tất cả những người xa lạ đều nguy hiểm. Hãy mạnh dạn hỏi đường và yêu cầu giúp đỡ trong những trường hợp đó. Bằng cách này, các con sẽ không e ngại nhận sự giúp đỡ từ chính những người sẽ có thể hỗ trợ chúng một cách an toàn trong việc tìm kiếm cha mẹ.

4 quy tắc an toàn trẻ em 4 tuổi nên biết

2. Tên mẹ và tên bố

Nếu một đứa trẻ bị lạc, sẽ là không hữu ích nếu bé chỉ chạy xung quanh kêu "mẹ ơi", “bố ơi” và không biết ai trả lời. Trong trường hợp này, nếu như bé thuộc tên của bố mẹ và gọi to lên, chắc chắn hiệu quả tìm kiếm sẽ cao hơn. Trẻ 4 tuổi hoặc thậm chí nhỏ hơn đã có thể nhớ chắc tên của bố mẹ, người thân, vì thế hãy dạy bé và thường xuyên hỏi bé về tên bố, mẹ để bé gọi lên khi cần sự giúp đỡ.

 
 

3. Số điện thoại

Dạy cho trẻ biết số điện thoại cần thiết như số điện thoại gia đình, số điện thoại di động của bố mẹ cũng là hết sức cần thiết. Trẻ 4 tuổi cũng đã có khả năng hiểu số điện thoại và ghi nhớ được số điện thoại nên có thể dạy cho trẻ biết ghi nhớ số điện thoại cần thiết nào đó và dặn bé đọc số điện thoại này khi bị lạc để những người lớn xung quanh như cảnh sát, thầy cô giáo, shop giày cho bé gái… có thể trợ giúp bé.

4. Về cơ thể của bé

Trẻ cần biết chúng có quyền sở hữu chính bản thân mình. Chúng cần phải biết rằng những cái ôm, những nụ hôn và các hành vi khác nhằm vào chúng luôn nằm trong lựa chọn của chúng. Chúng có quyền nói không nếu cảm thấy e sợ và luôn có thể lên tiếng khi người khác làm một cái gì đó động chạm đến cơ thể của chúng. Hiểu quy tắc này sẽ khiến con bạn tự bảo vệ mình trước các hành vi khiếm nhã hay lợi dụng khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *