Tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy tại trường mầm non

Trường học có hai khu vực cần chú ý đến việc PCCC nhiều nhất đó là:

Khu vưc phòng học:

+ Các chất cháy chủ yếu ở đây là bàn, ghế, chăn, gối, rèm cửa, đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động và các vật tư thiết bị đồ vật khác. Chúng đều là chất dễ cháy, được phân bố trải dài trên nền và như vậy nguy hiểm cháy lan là rất lớn.

+ Nguồn nhiệt gây cháy được hình thành từ sự cố hệ thống điện (ngắn mạch, quá tải) từ các thiết bị tiêu thụ điện như thiết bị chiếu sáng trên trần nhà, hệ thống điều hòa.

– Khu vực bếp ăn:

Quy định về bếp ăn trường mầm Non được quy định thế nào?

Trường học có hai khu vực cần chú ý đến việc PCCC nhiều nhất đó là:

Khu vưc phòng học:

+ Các chất cháy chủ yếu ở đây là bàn, ghế, chăn, gối, rèm cửa, đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động và các vật tư thiết bị đồ vật khác. Chúng đều là chất dễ cháy, được phân bố trải dài trên nền và như vậy nguy hiểm cháy lan là rất lớn.

+ Nguồn nhiệt gây cháy được hình thành từ sự cố hệ thống điện (ngắn mạch, quá tải) từ các thiết bị tiêu thụ điện như thiết bị chiếu sáng trên trần nhà, hệ thống điều hòa.

– Khu vực bếp ăn:

Hầu hết các trường đều có bếp ăn dùng để nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú. Ở khu vực này thường xuyên tồn chứa lượng chất cháy lớn như khí ga, nguyên liệu, hàng hóa phục vụ sinh hoạt và hầu hết đều là chất dễ cháy. Trong quá trình sử dụng ngọn lửa trần do đun nấu, sự cố thiết bị điện đều có thể làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy. Bên cạnh đó, ở vị trí bếp đun, do dầu, mỡ bám dính lên tường, hút mùi trở thành con đường lan truyền của ngọn lửa gây cháy lan nhanh chóng.

* Các biện pháp phòng cháy trong trường học

Hướng dẫn kĩ năng PCCC cho giáo viên, học sinh trường Mầm Non Môn Sơn 2 -  Báo Công An Nghệ An điện tử

– Trường học là nơi thường xuyên tập trung đông người, đặc biệt là trường mẫu giáo, các em nhỏ rất dễ bị hoảng loạn nếu như có cháy xảy ra. Do vậy, việc tổ chức công tác PCCC, đảm bảo an toàn PCCC cho người và tài sản tránh mọi khả năng gây ra cháy là một vấn đề rất cần thiết. Để đảm bảo an toàn PCCC công tác PCCC phải được coi trọng, cụ thể:

– Thực hiện đầy đủ thẩm duyệt thiết kế PCCC, kiểm tra trong quá trình thi công tác hạng mục PCCC, nghiệm thu, đến quá trình sử dụng.

– Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu như: bình khí CO2, bình bột chữa cháy để đảm bảo về chất lượng và số lượng, luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

– Tất cả các trường học phải có nội quy PCCC, phương án chữa cháy, phương án thoát nạn cho trẻ em và học sinh khi có cháy xảy ra. Phương án phải được tổ chức học tập, diễn tập, tổ chức rút kinh nghiệm. Hàng năm khi có sự thay đổi, hoăc sau mỗi lần thay đổi phải được bổ xung ngay vào phương án cho phù hợp.

– Các trường học có nhà nhiều tầng nên có bảng chỉ dẫn trên đường thoát nạn trên lối và đường thoát nạn.

– Cấm sử dụng điện tùy tiện.

– Không được để các em nghịch lửa, diêm, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt trong trường.

– Yêu cầu đối tượng sử dụng phải kiểm tra ngắt hết điện trước khi đóng cửa. Lực lượng bảo vệ nhà trường có trách nhiệm kiểm tra lại.

– Đối với khu vực bếp ăn
+ Tại các bếp ăn phải có các nội quy, quy định về PCCC, quy trình vận hành đường ống khí ga đúng theo quy định.
+ Khu vực để bình chứa khí ga phải thông thoáng, cao hơn khu vực xung quanh, có tường bảo vệ. Thường xuyên kiểm tra khả năng chịu áp, hệ thống van khóa của đường ống cấp khí.
+ Hệ thống điện chiếu sáng và sử dụng đun nấu phải được tính toán, có thiết bị bảo vệ trên mỗi hệ thống.
+ Cần trang bị các loại bình khí CO2 và bột chữa cháy phù hợp cho từng khu vực trong bếp ăn.
+ Người làm việc ở khu vực bếp ăn phải có kiến thức PCCC, sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC.
+ Tại mỗi bếp ăn phải có quy định an toàn PCCC.

Trên đây là một số nội dung  về phòng cháy chữa cháy trong trường học để mọi người được biết và cùng tham gia vào công tác PCCC trong trường học.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *