Thực hành cuộc sống là lĩnh vực đầu tiên và rất quan trọng trong phương pháp Montessori, vì mục đích đơn giản là giúp trẻ có thể tự làm những công việc đơn giản hàng ngày để tự chăm sóc bản thân, hoặc thậm chí là giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ. Đơn giản là những việc như rót nước, gấp quần áo, cài cúc áo, dùng đũa gắp…
Một hệ thống các bài học cho lĩnh vực này được nghiên cứu và phát triển dựa theo sự phát triển của trẻ ở từng giai đoạn, từng độ tuổi, theo kỹ năng ở trẻ. Hệ thống giáo cụ là bao gồm những vật dụng hàng ngày mà trẻ tiếp xúc như cốc thủy tinh, cốc sứ, bát, thìa, đũa, bàn chải, khăn, … Khi trẻ có thể tự làm được những việc trong cuộc sống thường nhật để tự chăm sóc bản thân, một trong những điều quan trọng trẻ đạt được là tính tự lập. Đây là điều mà các bậc cha mẹ đều mong muốn hướng đến cho con cái mình. Trong một gia đình, một lớp học, trẻ tự làm được nhiều việc để chăm sóc bản thân, chăm sóc môi trường xung quanh (phân loại rác, hót rác, tưới cây, lau sàn, lau bàn ghế, rửa cốc…) sẽ giúp trẻ phát triển tốt nhân cách của một đứa trẻ, của một nhân tố để phát triển xã hội trong tương lai. Tất cả những điều đó đều nằm trong mục đích phát triển toàn diện của phương pháp Montessori
Các bạn nhỏ Tulip 2 đang thử sức tự trải chiếu đấy!
Những bài học đầu tiên của trẻ trong lĩnh vực Thực hành cuộc sống là việc chuyển hạt từ bát này sang bát khác theo các cách thức từ đơn giản đến phức tạp: chuyển hạt bằng tay, chuyển hạt bằng thìa, chuyển hạt bằng kẹp, chuyển hạt bằng đũa …. Ở mỗi phần chuyển hạt thì có 3 bài học theo 3 mức độ khó dần: hạt lớn, hạt bình thường rồi đến hạt nhỏ. Những bài học thế này mục đích để rèn luyện cơ tay vận động của trẻ, tính cẩn thận, tính tập trung trong công việc, song song shop giày bé gái 9 tuổi là mục đích xã hội khi trẻ biết tự làm những việc như thế ở nhà để tự chăm sóc bản thân, qua đó rèn tính tự tập cho trẻ.
– Bài học về phân loại rác, thu gom rác không những giúp trẻ quan tâm và biết làm sạch, gọn gàng môi trường mình đang sống, đang học tập, mà còn giúp trẻ phát huy tính cộng động.
Những bài học về đóng mở cúc áo, đóng mở khóa kéo, tạo ruy băng, thắt nơ… giúp trẻ tự mặc quần áo, giày dép hay những vật dụng tương tự ở nhà
Những bài học về Thực hành cuộc sống liên quan đến nước trong Montessori khá đa dạng và khá gần gũi với trẻ trong cuộc sống thường ngày. Những bài học đơn giản nhất là rót nước từ cốc sang cốc (theo 3 mức độ khó dần: rót từ cốc trong (cốc thủy tinh) sang cốc trong, cốc trong sang cốc đục (cốc sứ), cốc đục sang cốc đục). Tuy đơn giản nhưng để không rơi đổ nước đòi hỏi trẻ phải tập trung và cẩn thận khi hoạt động.
Tiếp đến là những bài học chuyển nước bằng mút, chuyển nước bằng phễu, bằng ống bóp, vừa đơn giản nhưng cũng rất thú vị
Bài học rửa tay luôn có tính áp dụng cao trong cuộc sống. Các bài học về lau bàn, lau ghế giúp trẻ tự chăm sóc bàn ghế học tập của mình ở nhà cũng như ở lớp. Bài học lau lá cây giúp trẻ yêu thiên nhiên và gần gũi với thiên nhiên hơn
Trẻ em không phải cái kho để người lớn và thầy cô giáo nhồi nhét mọi thứ vào. Trẻ em không phải là sáp hoặc bùn để có thể nhào nặn tùy ý, không phải tấm gỗ có thể khắc gì lên trên cũng được, không phải cái cây để cha mẹ và thầy cô giáo vun trồng, cũng không phải loài vật được nuôi dưỡng. Trẻ em là người có sức sống, năng động, hoạt bát và luôn phát triển. Các nhà giáo dục, thầy cô giáo và cha mẹ nên quan sát và nghiên cứu trẻ em thật kỹ lưỡng, tìm hiểu thế giới nội tâm của chúng, phát hiện “bí mật thời thơ ấu”, phải yêu thương trẻ em, tôn trọng tính cách của chúng, giúp trí não, tinh thần, thân thể và tính cách của trẻ phát triển tự nhiên.